Phí sử dụng đường bộ tính theo năm (12 tháng) và theo chu kỳ đăng kiểm của xe. Đến kỳ đăng kiểm, chủ xe nộp phí đăng kiểm và phí sử dụng đường bộ cho cơ quan đăng kiểm.
Ngày 25-10, Bộ Tài chính cho biết từ ngày 1-1-2013 sẽ thu phí sử dụng đường bộ đối với ôtô và xe máy. Đây là loại phí được thu cho quỹ bảo trì đường bộ dùng để bảo trì, bảo dưỡng đường bộ.
Theo dự thảo thông tư về phí sử dụng đường bộ đang được lấy ý kiến góp ý, Bộ Tài chính đề xuất mức phí đối với xe đạp điện, xe máy 50-100 phân khối là 50.000-100.000 đồng/năm/xe; xe trên 100 phân khối là 100.000-150.000 đồng/năm/xe.
Căn cứ mức thu phí trên, HĐND cấp tỉnh quy định mức thu phù hợp. UBND xã, phường, thị trấn tổ chức thu phí đối với môtô của tổ chức và cá nhân trên địa bàn.
Đối với ôtô, mức thu từ 130.000-1.040.000 đồng/tháng/xe.
Được biết, theo nghị định 18 về thu phí bảo trì đường bộ của Chính phủ, phí sử dụng đường bộ được thu từ ngày 1-6-2012 nhưng do kinh tế khó khăn nên được dời lại ngày 1-1-2013.
Bán Xe Sang Việt Nam - Đánh Giá Xe Hơi - Siêu Thị Xe Hơi
Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016
Bắc thang lên để hỏi ông Trời
Vẫn hồn nhiên vi phạm thậm chí sau hai vụ tai nạn chết người thế này thì đúng là phải bắc thang lên hỏi ông Trời về hiểu biết và ý thức của nhiều người
“Oan gia ngõ hẹp. Oan gia ngõ hẹp…”. Vừa chui gọn vào trong garage sau một ngày chen lấn giữa chốn kinh kỳ gió bụi, chiếc xe đã lẩm bẩm.
Tức thì, anh chủ lôi máy móc ra đo. Chiếc xe ngạc nhiên lắm, hỏi: “Bác sao thế?”
- Cậu sao thế thì có. Vừa về đến nhà đã lẩm bà lẩm bẩm như chập cheng.
- Nhưng bác đo đạc em làm gì?
- Tôi xem cậu nóng không, bị hâm không, có vẻ là triệu chứng sốt.
- Bác cạnh khóe em vừa thôi. Sốt siếc gì ở đây.
- Vậy sao cậu cứ “oan gia ngõ hẹp” mãi? Ai làm gì cậu đến nông nỗi ấy?
- Không phải em. Chẳng là chuyện của lão anh họ nhà 4 bánh chúng em. Lão ấy vừa bị dính một quả đúng kiểu giời ơi đất hỡi.
- Chuyện thế nào?
- Vâng. Bao ngày chịu cảnh tắc đường, ô nhiêm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn và khói bụi ở đường Phạm Hùng, nay đường trên cao tuyến vành đai 3 thông xe, lão ấy mừng lắm. Lão yên tâm ai cũng biết cái đường ấy chỉ dành cho cánh ôtô nhà em chạy, lại chạy với tốc độ cao trong khi không có đường ngang ngõ tắt, nên lão cứ đúng tốc độ mà phi. Ai dè, rầm, lão phang phải ngay một chiếc 2 bánh chạy ngược chiều.
- À, là chuyện ấy, tớ đọc trên báo rồi.
- Đấy bác thấy không! Tai bay vạ gió đến thế là cùng. Nhân tiện cho em hỏi, trường hợp này, lão anh họ nhà em có sao không, xét về luật ấy?
- Không, cậu ta đúng luật mà. Qua rồi cái thời cứ xe to là mang lỗi cậu ạ.
- Tốt, nhưng em vẫn băn khoăn lắm.
- Về điều gì?
- Rõ ràng lão ấy đúng luật nhé, và theo đó, người sai luật vừa phải tự gánh chịu hậu quả, vừa phải đền bù cho lão ấy. Đằng này nghiễm nhiên lão phải chịu thiệt.
- Đành vậy thôi, không lẽ người ta sang thế giới bên kia rồi vẫn gọi lại bắt đền. Nghĩa tử là nghĩa tận.
- Cái đó em hiểu. Cơ mà đến em dù không va vấp trực tiếp vẫn cảm thấy bất nhẫn lắm.
- Bất nhẫn thế nào?
- Cớ làm sao biển cấm xe máy, biển quy định tốc độ to tướng thế, chình ình trước mắt, chưa kể luật xưa nay cấm đi ngược chiều mà vẫn có khối xe máy lao lên như đúng rồi, lại còn phóng ngược nữa.
- Cái này tớ chịu. Cậu thử hỏi người ta xem.
- Lại còn mấy ông xe khách coi cái đường ấy như bến xe của mình, đón trả khách hồn nhiên. Thêm cánh xe ôm và cả người dân cũng leo lên đó bắt xe nữa. Không thể hình dung nổi bác ạ.
- Hình dung nổi thì đã giáo dục được, giao thông nhà ta đã không lộn xộn, ùn tắc triền miên, tai nạn thi nhau ập đến thế.
- Đấy, lẽ ra bác phải vác máy đi đo xem những người hồn nhiên phạm luật ấy đầu óc có bị làm sao không!
- Cậu bình tĩnh, ngoa ngoắt quá không nên.
- Nhưng em bất nhẫn lắm!
- Lại bất nhẫn…
- Như lão họ hàng nhà em, tự dưng thiệt hại bao nhiêu thứ. Nếu không va chạm thì cũng tổn thọ vì giật mình khi thấy người phía trước hì hục lao ngược về phía mình. Va chạm rồi thì phải tự chịu hỏng hóc, thiệt hại, vì như bác nói là chẳng lẽ gọi người ta quay về bắt đền. Chưa kể là vẫn thấy ăn năn, vì dù sao cũng một mạng người.
- Tớ hy vọng sự vụ ấy sẽ cảnh tỉnh nhiều người, giáo dục được nhiều người về ý thức tham gia giao thông, tuân thủ và tôn trọng luật pháp an toàn giao thông.
- Em chưa thấy hiệu quả theo ý ấy.
- Có chứ, hẳn nhiều người sẽ sợ, trần đời ai chẳng sợ chết hả cậu.
- Thì đó, cho đến hôm nay, báo chí vẫn đăng cả mớ ảnh lẫn clip về chuyện xe đón – trả khách trên đường cao tốc, vẫn xe máy leo lên, cả xe tự chế nữa, và ngược chiều cũng như cơm bữa. Lạ là em thấy mấy ngày nay các bác thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông chặn 24/24 ở những lối lên mà vẫn có tình trạng hồn nhiên vi phạm thì đến chịu.
- Chặn thì chặn, nhưng sức người có hạn, đâu chốt hết được tất cả các điểm.
- Em thấy kỳ quặc là, con người các bác vốn dĩ có trí tuệ, hiểu biết nhất trên thế giới này, tại sao thấy sai lè lè ra vậy mà vẫn cố tình vi phạm, bị bắt giữ thì lại xin xỏ, trình bày nọ kia. Thế gọi là “vô tri” hay coi thường tất cả, thậm chí ngay mạng sống của mình?
- Khó trả lời đấy cậu. Chắc phải bắc thang lên hỏi ông Trời thôi.
- Thất vọng với bác. Em nghỉ đây!
“Oan gia ngõ hẹp. Oan gia ngõ hẹp…”. Vừa chui gọn vào trong garage sau một ngày chen lấn giữa chốn kinh kỳ gió bụi, chiếc xe đã lẩm bẩm.
Tức thì, anh chủ lôi máy móc ra đo. Chiếc xe ngạc nhiên lắm, hỏi: “Bác sao thế?”
- Cậu sao thế thì có. Vừa về đến nhà đã lẩm bà lẩm bẩm như chập cheng.
- Nhưng bác đo đạc em làm gì?
- Tôi xem cậu nóng không, bị hâm không, có vẻ là triệu chứng sốt.
- Bác cạnh khóe em vừa thôi. Sốt siếc gì ở đây.
- Vậy sao cậu cứ “oan gia ngõ hẹp” mãi? Ai làm gì cậu đến nông nỗi ấy?
- Không phải em. Chẳng là chuyện của lão anh họ nhà 4 bánh chúng em. Lão ấy vừa bị dính một quả đúng kiểu giời ơi đất hỡi.
- Chuyện thế nào?
- Vâng. Bao ngày chịu cảnh tắc đường, ô nhiêm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn và khói bụi ở đường Phạm Hùng, nay đường trên cao tuyến vành đai 3 thông xe, lão ấy mừng lắm. Lão yên tâm ai cũng biết cái đường ấy chỉ dành cho cánh ôtô nhà em chạy, lại chạy với tốc độ cao trong khi không có đường ngang ngõ tắt, nên lão cứ đúng tốc độ mà phi. Ai dè, rầm, lão phang phải ngay một chiếc 2 bánh chạy ngược chiều.
- À, là chuyện ấy, tớ đọc trên báo rồi.
- Đấy bác thấy không! Tai bay vạ gió đến thế là cùng. Nhân tiện cho em hỏi, trường hợp này, lão anh họ nhà em có sao không, xét về luật ấy?
- Không, cậu ta đúng luật mà. Qua rồi cái thời cứ xe to là mang lỗi cậu ạ.
- Tốt, nhưng em vẫn băn khoăn lắm.
- Về điều gì?
- Rõ ràng lão ấy đúng luật nhé, và theo đó, người sai luật vừa phải tự gánh chịu hậu quả, vừa phải đền bù cho lão ấy. Đằng này nghiễm nhiên lão phải chịu thiệt.
- Đành vậy thôi, không lẽ người ta sang thế giới bên kia rồi vẫn gọi lại bắt đền. Nghĩa tử là nghĩa tận.
- Cái đó em hiểu. Cơ mà đến em dù không va vấp trực tiếp vẫn cảm thấy bất nhẫn lắm.
- Bất nhẫn thế nào?
- Cớ làm sao biển cấm xe máy, biển quy định tốc độ to tướng thế, chình ình trước mắt, chưa kể luật xưa nay cấm đi ngược chiều mà vẫn có khối xe máy lao lên như đúng rồi, lại còn phóng ngược nữa.
- Cái này tớ chịu. Cậu thử hỏi người ta xem.
- Lại còn mấy ông xe khách coi cái đường ấy như bến xe của mình, đón trả khách hồn nhiên. Thêm cánh xe ôm và cả người dân cũng leo lên đó bắt xe nữa. Không thể hình dung nổi bác ạ.
- Hình dung nổi thì đã giáo dục được, giao thông nhà ta đã không lộn xộn, ùn tắc triền miên, tai nạn thi nhau ập đến thế.
- Đấy, lẽ ra bác phải vác máy đi đo xem những người hồn nhiên phạm luật ấy đầu óc có bị làm sao không!
- Cậu bình tĩnh, ngoa ngoắt quá không nên.
- Nhưng em bất nhẫn lắm!
- Lại bất nhẫn…
- Như lão họ hàng nhà em, tự dưng thiệt hại bao nhiêu thứ. Nếu không va chạm thì cũng tổn thọ vì giật mình khi thấy người phía trước hì hục lao ngược về phía mình. Va chạm rồi thì phải tự chịu hỏng hóc, thiệt hại, vì như bác nói là chẳng lẽ gọi người ta quay về bắt đền. Chưa kể là vẫn thấy ăn năn, vì dù sao cũng một mạng người.
- Tớ hy vọng sự vụ ấy sẽ cảnh tỉnh nhiều người, giáo dục được nhiều người về ý thức tham gia giao thông, tuân thủ và tôn trọng luật pháp an toàn giao thông.
- Em chưa thấy hiệu quả theo ý ấy.
- Có chứ, hẳn nhiều người sẽ sợ, trần đời ai chẳng sợ chết hả cậu.
- Thì đó, cho đến hôm nay, báo chí vẫn đăng cả mớ ảnh lẫn clip về chuyện xe đón – trả khách trên đường cao tốc, vẫn xe máy leo lên, cả xe tự chế nữa, và ngược chiều cũng như cơm bữa. Lạ là em thấy mấy ngày nay các bác thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông chặn 24/24 ở những lối lên mà vẫn có tình trạng hồn nhiên vi phạm thì đến chịu.
- Chặn thì chặn, nhưng sức người có hạn, đâu chốt hết được tất cả các điểm.
- Em thấy kỳ quặc là, con người các bác vốn dĩ có trí tuệ, hiểu biết nhất trên thế giới này, tại sao thấy sai lè lè ra vậy mà vẫn cố tình vi phạm, bị bắt giữ thì lại xin xỏ, trình bày nọ kia. Thế gọi là “vô tri” hay coi thường tất cả, thậm chí ngay mạng sống của mình?
- Khó trả lời đấy cậu. Chắc phải bắc thang lên hỏi ông Trời thôi.
- Thất vọng với bác. Em nghỉ đây!
Xe Offroad “đánh thức” núi rừng ở Tây Nguyên
BTC cũng sẽ đánh giá tính chuyên nghiệp, tinh thần đồng đội và ý thức bảo vệ môi trường cùng những yêu cầu khắt khe trang bị đầy đủ từ trang thiết bị cứu hộ, phụ tùng thay thế, lương thực thực phẩm, lều, túi ngủ và dụng cụ y tế…
Những chiếc xe offroad tham dự Giải đua ôtô địa hình mang tên Saigon Adventure Trophy 2012 (SAT 2012) đang khiến vùng núi rừng đại ngàn của Tây Nguyên như chợt tỉnh giấc.
Đây là giải đua xe địa hình do CLB Xe ôtô địa hình Sài Gòn cùng Sở Thể thao, Văn hoá và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đứng ra tổ chức.
Saigon Adventure Trophy 2012 (SAT 2012) có ngày thi đấu chính diễn ra vào ngày mai (28/10/2012) tại khu du lịch thác Dambri, xã Dambri, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Khác với hai giải đấu Vietnam Offroad Cup và Halong Challenge đã diễn ra tại khu vực phía Bắc cách đây ít lâu, SAT 2012 thiên về thử thách với các loại đường trường, đòi hỏi người chơi phải có một chiến thuật hợp lý, trang bị cứu hộ, tính đồng đội cũng như chuẩn bị về mặt thể lực...
Cụ thể, nội dung đáng chú ý tại Saigon Adventure Trophy là mỗi đội có 2 xe tự tìm đường xuyên rừng sử dụng sổ tay hành trình theo tọa độ GPS, tổng thời gian tối đa cho phép để các đội tự tìm đường về địa điểm hạ trại là 17 tiếng.
Đội xe đòn ngắn có mặt
Xe đòn dài đến từ Hà Nội
Thi đấu nhiều tiếng đồng hồ theo hành trình, có đội mang cả thịt xông khói đi theo
Vừa bước vào hành trình, xe offroad đã được tắm bùn
Chút khó khăn đầu tiên
Đua xe theo hành trình có những điểm thú vị riêng
Những chiếc xe offroad tham dự Giải đua ôtô địa hình mang tên Saigon Adventure Trophy 2012 (SAT 2012) đang khiến vùng núi rừng đại ngàn của Tây Nguyên như chợt tỉnh giấc.
Đây là giải đua xe địa hình do CLB Xe ôtô địa hình Sài Gòn cùng Sở Thể thao, Văn hoá và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đứng ra tổ chức.
Saigon Adventure Trophy 2012 (SAT 2012) có ngày thi đấu chính diễn ra vào ngày mai (28/10/2012) tại khu du lịch thác Dambri, xã Dambri, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Khác với hai giải đấu Vietnam Offroad Cup và Halong Challenge đã diễn ra tại khu vực phía Bắc cách đây ít lâu, SAT 2012 thiên về thử thách với các loại đường trường, đòi hỏi người chơi phải có một chiến thuật hợp lý, trang bị cứu hộ, tính đồng đội cũng như chuẩn bị về mặt thể lực...
Cụ thể, nội dung đáng chú ý tại Saigon Adventure Trophy là mỗi đội có 2 xe tự tìm đường xuyên rừng sử dụng sổ tay hành trình theo tọa độ GPS, tổng thời gian tối đa cho phép để các đội tự tìm đường về địa điểm hạ trại là 17 tiếng.
Đội xe đòn ngắn có mặt
Xe đòn dài đến từ Hà Nội
Thi đấu nhiều tiếng đồng hồ theo hành trình, có đội mang cả thịt xông khói đi theo
Vừa bước vào hành trình, xe offroad đã được tắm bùn
Chút khó khăn đầu tiên
Đua xe theo hành trình có những điểm thú vị riêng
Piaggio X10 đầu tiên về tới Việt Nam
Phiên bản nhập về Việt Nam trang bị động cơ 125 phân khối phun xăng điện tử, xi-lanh đơn 4 van, công suất 15 mã lực tại vòng tua máy 8.750 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 12 Nm ở 7.250 vòng/phút. Làm mát bằng dung dịch. Hộp số vô cấp CVT.
Chiếc xe ga cỡ lớn của hãng xe Italy đã có mặt tại Hà Nội, thuộc phiên bản 125ie.
Một năm sau khi trình làng tại Italy, chiếc X10 đầu tiên được nhập về cho một lãnh đạo của Piaggio Việt Nam. Chiếc xe ga cỡ lớn này kế thừa truyền thống của những mẫu Hexagon, X9 và X8 vẫn được bán ra tại châu Âu, X10 còn mang tới những đặc điểm mới và đều hướng tới mục tiêu tạo sự thoải mái tối đa cho người lái.
Thiết kế hầm hố với mặt nạ cỡ lớn, đèn pha đôi và một đèn passing kiểu projector nằm giữa. Tay lái đặc trưng của các dòng xe ga nằm trong phân khúc Grand Tourer. Kích thước xe 2.250 mm dài, 790 mm rộng và chiều cao yên 760 mm. Yên xe không quá cao nên phù hợp với hầu hết người sử dụng, tuy nhiên xe cồng kềnh và khó dắt cho người chưa quen. Khoang chứa đồ lên tới 52 lít.
Piaggio X10 tại châu Âu có các phiên bản 125, 350 và 500
Yên xe phân thành hai vùng, với tựa lưng cho người lái. Người ngồi sau cao hơn nên tạo tầm nhìn tốt. Trang bị của X10 giống như xe hơi với màn hình hiển thị nhiệt độ, đồng hồ thời gian, đo quãng đường dựa trên lượng xăng trong bình, đo quãng đường đi theo ý muốn. Mở yên và mở nắp bình xăng bằng điện nhưng có thêm chế độ mở cơ. Ổ cắm USB.
Khoang chứa đồ 52 lít.
Bánh trước kích thước 15 inch lắp lốp 120/70. Bánh sau 13 inch lắp lốp 150/70. Phanh đĩa thích hợp chống bó cứng phanh ABS và chống trượt ASR. Tại Italy, giá của phiên bản X10 125ie Excutive vào khoảng 7.200 USD.
Chiếc xe ga cỡ lớn của hãng xe Italy đã có mặt tại Hà Nội, thuộc phiên bản 125ie.
Một năm sau khi trình làng tại Italy, chiếc X10 đầu tiên được nhập về cho một lãnh đạo của Piaggio Việt Nam. Chiếc xe ga cỡ lớn này kế thừa truyền thống của những mẫu Hexagon, X9 và X8 vẫn được bán ra tại châu Âu, X10 còn mang tới những đặc điểm mới và đều hướng tới mục tiêu tạo sự thoải mái tối đa cho người lái.
Thiết kế hầm hố với mặt nạ cỡ lớn, đèn pha đôi và một đèn passing kiểu projector nằm giữa. Tay lái đặc trưng của các dòng xe ga nằm trong phân khúc Grand Tourer. Kích thước xe 2.250 mm dài, 790 mm rộng và chiều cao yên 760 mm. Yên xe không quá cao nên phù hợp với hầu hết người sử dụng, tuy nhiên xe cồng kềnh và khó dắt cho người chưa quen. Khoang chứa đồ lên tới 52 lít.
Piaggio X10 tại châu Âu có các phiên bản 125, 350 và 500
Yên xe phân thành hai vùng, với tựa lưng cho người lái. Người ngồi sau cao hơn nên tạo tầm nhìn tốt. Trang bị của X10 giống như xe hơi với màn hình hiển thị nhiệt độ, đồng hồ thời gian, đo quãng đường dựa trên lượng xăng trong bình, đo quãng đường đi theo ý muốn. Mở yên và mở nắp bình xăng bằng điện nhưng có thêm chế độ mở cơ. Ổ cắm USB.
Khoang chứa đồ 52 lít.
Bánh trước kích thước 15 inch lắp lốp 120/70. Bánh sau 13 inch lắp lốp 150/70. Phanh đĩa thích hợp chống bó cứng phanh ABS và chống trượt ASR. Tại Italy, giá của phiên bản X10 125ie Excutive vào khoảng 7.200 USD.
Lãnh đạo cấp cao của Ford Motor: “Việt Nam là một thị trường rất kỳ lạ”
Ford coi khu vực châu Á Thái Bình Dương và châu Phi là thị trường trọng điểm của hãng trong tương lai. Hãng kỳ vọng 60-70% tăng trưởng trong 10 năm tới sẽ đến từ khu vực này. Vào giữa thập kỷ tới, Ford sẽ giới thiệu 50 mẫu xe và hệ truyền động mới tại APA, trong đó tập trung mạnh vào Trung Quốc (15 mẫu xe), Ấn Độ (8 mẫu xe) và ASEAN (8 mẫu xe).
Trong chuyến thăm Việt Nam để tìm hiểu tình hình kinh doanh cũng như các vấn đề của doanh nghiệp, ông Joe Hinrichs, Phó chủ tịch tập đoàn, Chủ tịch Ford châu Á Thái Bình Dương và châu Phi (APA) đã có buổi gặp gỡ chia sẻ với báo chí về chiến lược Một Ford tại khu vực này.
Hãy cùng Autodaily theo dõi buổi trò chuyện của vị lãnh đạo cấp cao của Ford Motor để hiểu hơn về chiến lược Một Ford cũng như hướng đi của Ford tại những thị trường trọng điểm.
Phóng viên (PV): Mục đích chuyến đi tới Việt Nam lần này của ông là gì, thưa ông?
Ông Joe Hinrichs - Phó chủ tịch tập đoàn Ford, Chủ tịch Ford châu Á Thái Bình Dương và châu Phi
Ông Joe Hinrichs: Tôi đến Việt Nam, vì ở Ford, người đứng đầu khu vực có hoạt động thường kỳ gặp gỡ tất cả các thị trường mà mình đảm trách để hiểu tình hình kinh doanh cũng như các vấn đề của doanh nghiệp. Chúng tôi đã gặp gỡ toàn bộ đội ngũ nhân viên tại nhà máy Hải Dương, trò chuyện cùng họ và đi thăm các cơ sở hoạt động của nhà máy.
Năm ngoái, tôi đã thăm Philipine, Indonesia, còn Thái Lan thì tôi thường xuyên ghé thăm sau các cuộc họp định kỳ. Cứ một đến hai năm, chúng tôi lại ghé thăm tất cả các thị trường để theo dõi việc kinh doanh. Công việc của tôi là thường xuyên di chuyển, tuần trước tôi ở Mỹ, trước đây hai tuần tôi ở Nam Phi và cách đó 3 tuần tôi ở Ấn Độ.
PV: Ông đánh giá thế nào về tình hình kinh doanh của Ford tại Việt Nam so với Ford ở các quốc gia khác trong khu vực ASEAN? Thuận lợi và những khó khăn?
Ông Joe Hinrichs: Việt Nam là một phần quan trọng đối với chúng tôi trong việc phát triển kinh doanh tại khu vực ASEAN. Tuy nhiên năm nay, điều kỳ lạ thị trường Việt Nam đang gặp khó khăn với sự sụt giảm doanh số trên 40%.
Điều này là một nghịch lý, trái ngược hoàn toàn với mức tăng trưởng cao nhất thế giới của các nước khác trong khối ASEAN. Năm nay, Ford gặt hái sự thành công tại Indonesia và Thái Lan. Do đó, tôi khá ngạc nhiên trước tình trạng doanh số rơi tự do tại Việt Nam và hy vọng sẽ trở lại mạnh mẽ vào năm tới.
Theo ông Hinrichs, thị trường Việt Nam đang đi ngược với xu thế phát triển trong khu vực ASEAN
Hơn 15 năm trước, Ford đã đầu tư vào Việt Nam và chúng tôi hy vọng thị trường sẽ ổn định để Ford có thể tiếp tục chiến lược lâu dài của mình. Hiện Ford đang phấn khích trước việc mẫu Focus hoàn toàn mới sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam và trong một vài năm tới, sẽ còn nhiều sản phẩm Một Ford thú vị khác nữa được giới thiệu.
PV: Với cương vị của mình, ông có thể đưa ra gợi ý nào với Việt Nam để thu hút hơn nữa sự đầu tư của các hãng ôtô? Liệu Ford có khoản đầu tư nào lớn hơn 100 triệu USD mà Hãng đã đầu tư vào thị trường này 15 năm trước hay không?
Ông Joe Hinrichs: Đây là một câu hỏi quan trọng. Hầu hết các nước trên thế giới đều có chính sách hỗ trợ phát triển ngành ôtô dựa trên một số yếu tố sau: Phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư và điều quan trọng hơn nữa là hỗ trợ người tiêu dùng để phát triển kinh doanh để thu hút đầu tư. Thái Lan là một ví dụ điển hình trong khu vực ASEAN. Họ có chính sách thống nhất và dài hạn cho cả ba yếu tố trên, vừa phát triển cơ sợ hạ tầng, vừa đưa chính sách khuyến khích đầu tư và vừa hỗ trợ người tiêu dùng. Điều đó giúp họ trở thành một trong những trung tâm xuất khẩu xe hơi trên thế giới.
Một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư và hoạch định kinh doanh tại mỗi thị trường là sự thống nhất và có thể dự đoán trước tình hình. Đây là mối quan ngại lớn đối với các nhà đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Thông thường, bất kỳ tập đoàn nào khi đưa ra một chiến lược kinh doanh tại một nước, họ đều có kế hoạch 4-5 năm. Tuy nhiên, có một khó khăn tại Việt Nam là chúng tôi không thể biết trước chính sách năm sau sẽ thay đổi như thế nào để hoạch định chiến lược cho phù hợp.
Bên cạnh đó, việc liên tục thay đổi và tăng thuế cũng như chi phí sử dụng xe sẽ khiến các nhà đầu tư không thể hiểu được thị trường sẽ đi về đâu.
Tại Thái Lan, chúng tôi là nhà đầu tư lớn thứ 2 trong ngành ôtô, và mặc dù chính phủ Thái Lan có thay đổi hay xảy ra biến động chính trị thì họ vẫn giữ nguyên chính sách ôtô dài hạn và chúng tôi biết chắc hướng đi của mình để tăng cường đầu tư tại đây. Trung Quốc là một ví dụ khác. Mười năm trước, Trung Quốc đã xác định, ôtô là một trong bốn ngành trụ cột trong việc phát triển kinh tế, và họ có chính sách thống nhất từ đó cho đến nay.
Cuối cùng, theo tôi, đây là một câu hỏi quan trọng đối với Việt Nam. Việt Nam có muốn phát triển ngành công nghiệp ôtô hay không, muốn đưa nó đi về đâu? Tất cả các chính sách thuế, khuyến khích doanh nghiệp sẽ đi về đâu để tạo nên sự tự tin cho các nhà đầu tư.
PV: Liệu Ford có thể đuổi kịp các đối thủ như General Motors và Volkswagen tại thị trường Trung Quốc hay không? Và kế hoạch cụ thể của Ford là gì?
Ông Joe Hinrichs: Hai năm trước đây, Ford chỉ chiếm 2% thị phần tại Trung Quốc với 5 sản phẩm. Đến năm 2015, Ford sẽ đưa tới quốc gia đông dân nhất thế giới 15 sản phẩm. Bên cạnh đó, trong quý II/2014, thương hiệu Lincoln của Ford sẽ ra mắt thị trường này.
Trong những tháng vừa qua, chúng tôi đã nâng thị phần của Ford tại Trung Quốc lên 4% và chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu nhiều sản phẩm mới trong 3 năm tới. Với những sản phẩm này, chúng tôi hy vọng thị phần của Ford tại đây sẽ còn tăng hơn nữa trong tương lai. Chúng tôi đã mở một nhà máy mới năm nay và trong vòng 3 năm tới chúng tôi sẽ xây dựng thêm 3 nhà máy mới tại Trung Quốc. Điều này sẽ giúp chúng tôi tăng công suất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Khi so sánh với các hãng xe lớn khác tại Trung Quốc, thì điểm khác biệt lớn nhất là số lượng sản phẩm giới thiệu ra thị trường và Ford đã giải quyết được vấn đề đó trong ba năm tới. Trước đây, khi nói đến các sản phẩm của Ford tại Trung Quốc thì không nhiều người biết đến, tuy nhiên, với những mẫu xe mới, chúng tôi tự tin vào sự phát triển tại thị trường hấp dẫn nói trên, điển hình là sự thành công của mẫu Focus hoàn toàn mới với danh hiệu xe bán chạy nhất phân khúc trong hai tháng vừa qua.
PV: Theo ông, những thách thức trong việc toàn cầu hoá platform sản phẩm là gì?
Ông Joe Hinrichs: Điều quan trọng nhất khi phát triển một sản phẩm toàn cầu là đảm bảo tất cả những thị trường trọng điểm đánh giá cao nó, đảm bảo nó phù hợp với yêu cầu cốt yếu của người tiêu dùng tại thị trường đó.
Trong những năm gần đây, khi phát triển sản phẩm toàn cầu, chúng tôi nhận thấy nó dễ dàng hơn sản phẩm chuyên biệt bởi hầu hết người tiêu dùng trên khắp thế giới đều kỳ vọng vào sản phẩm hội tụ những tính năng như an toàn, tiết kiệm nhiên liệu, công nghệ cao và thiết kế bắt mắt…
Đối với Ford, thách thức lớn nhất chính là làm thế nào để đi đến đích nhanh nhất, mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất.
Trong chuyến thăm Việt Nam để tìm hiểu tình hình kinh doanh cũng như các vấn đề của doanh nghiệp, ông Joe Hinrichs, Phó chủ tịch tập đoàn, Chủ tịch Ford châu Á Thái Bình Dương và châu Phi (APA) đã có buổi gặp gỡ chia sẻ với báo chí về chiến lược Một Ford tại khu vực này.
Hãy cùng Autodaily theo dõi buổi trò chuyện của vị lãnh đạo cấp cao của Ford Motor để hiểu hơn về chiến lược Một Ford cũng như hướng đi của Ford tại những thị trường trọng điểm.
Phóng viên (PV): Mục đích chuyến đi tới Việt Nam lần này của ông là gì, thưa ông?
Ông Joe Hinrichs - Phó chủ tịch tập đoàn Ford, Chủ tịch Ford châu Á Thái Bình Dương và châu Phi
Ông Joe Hinrichs: Tôi đến Việt Nam, vì ở Ford, người đứng đầu khu vực có hoạt động thường kỳ gặp gỡ tất cả các thị trường mà mình đảm trách để hiểu tình hình kinh doanh cũng như các vấn đề của doanh nghiệp. Chúng tôi đã gặp gỡ toàn bộ đội ngũ nhân viên tại nhà máy Hải Dương, trò chuyện cùng họ và đi thăm các cơ sở hoạt động của nhà máy.
Năm ngoái, tôi đã thăm Philipine, Indonesia, còn Thái Lan thì tôi thường xuyên ghé thăm sau các cuộc họp định kỳ. Cứ một đến hai năm, chúng tôi lại ghé thăm tất cả các thị trường để theo dõi việc kinh doanh. Công việc của tôi là thường xuyên di chuyển, tuần trước tôi ở Mỹ, trước đây hai tuần tôi ở Nam Phi và cách đó 3 tuần tôi ở Ấn Độ.
PV: Ông đánh giá thế nào về tình hình kinh doanh của Ford tại Việt Nam so với Ford ở các quốc gia khác trong khu vực ASEAN? Thuận lợi và những khó khăn?
Ông Joe Hinrichs: Việt Nam là một phần quan trọng đối với chúng tôi trong việc phát triển kinh doanh tại khu vực ASEAN. Tuy nhiên năm nay, điều kỳ lạ thị trường Việt Nam đang gặp khó khăn với sự sụt giảm doanh số trên 40%.
Điều này là một nghịch lý, trái ngược hoàn toàn với mức tăng trưởng cao nhất thế giới của các nước khác trong khối ASEAN. Năm nay, Ford gặt hái sự thành công tại Indonesia và Thái Lan. Do đó, tôi khá ngạc nhiên trước tình trạng doanh số rơi tự do tại Việt Nam và hy vọng sẽ trở lại mạnh mẽ vào năm tới.
Theo ông Hinrichs, thị trường Việt Nam đang đi ngược với xu thế phát triển trong khu vực ASEAN
Hơn 15 năm trước, Ford đã đầu tư vào Việt Nam và chúng tôi hy vọng thị trường sẽ ổn định để Ford có thể tiếp tục chiến lược lâu dài của mình. Hiện Ford đang phấn khích trước việc mẫu Focus hoàn toàn mới sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam và trong một vài năm tới, sẽ còn nhiều sản phẩm Một Ford thú vị khác nữa được giới thiệu.
PV: Với cương vị của mình, ông có thể đưa ra gợi ý nào với Việt Nam để thu hút hơn nữa sự đầu tư của các hãng ôtô? Liệu Ford có khoản đầu tư nào lớn hơn 100 triệu USD mà Hãng đã đầu tư vào thị trường này 15 năm trước hay không?
Ông Joe Hinrichs: Đây là một câu hỏi quan trọng. Hầu hết các nước trên thế giới đều có chính sách hỗ trợ phát triển ngành ôtô dựa trên một số yếu tố sau: Phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư và điều quan trọng hơn nữa là hỗ trợ người tiêu dùng để phát triển kinh doanh để thu hút đầu tư. Thái Lan là một ví dụ điển hình trong khu vực ASEAN. Họ có chính sách thống nhất và dài hạn cho cả ba yếu tố trên, vừa phát triển cơ sợ hạ tầng, vừa đưa chính sách khuyến khích đầu tư và vừa hỗ trợ người tiêu dùng. Điều đó giúp họ trở thành một trong những trung tâm xuất khẩu xe hơi trên thế giới.
Một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư và hoạch định kinh doanh tại mỗi thị trường là sự thống nhất và có thể dự đoán trước tình hình. Đây là mối quan ngại lớn đối với các nhà đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Thông thường, bất kỳ tập đoàn nào khi đưa ra một chiến lược kinh doanh tại một nước, họ đều có kế hoạch 4-5 năm. Tuy nhiên, có một khó khăn tại Việt Nam là chúng tôi không thể biết trước chính sách năm sau sẽ thay đổi như thế nào để hoạch định chiến lược cho phù hợp.
Bên cạnh đó, việc liên tục thay đổi và tăng thuế cũng như chi phí sử dụng xe sẽ khiến các nhà đầu tư không thể hiểu được thị trường sẽ đi về đâu.
Tại Thái Lan, chúng tôi là nhà đầu tư lớn thứ 2 trong ngành ôtô, và mặc dù chính phủ Thái Lan có thay đổi hay xảy ra biến động chính trị thì họ vẫn giữ nguyên chính sách ôtô dài hạn và chúng tôi biết chắc hướng đi của mình để tăng cường đầu tư tại đây. Trung Quốc là một ví dụ khác. Mười năm trước, Trung Quốc đã xác định, ôtô là một trong bốn ngành trụ cột trong việc phát triển kinh tế, và họ có chính sách thống nhất từ đó cho đến nay.
Cuối cùng, theo tôi, đây là một câu hỏi quan trọng đối với Việt Nam. Việt Nam có muốn phát triển ngành công nghiệp ôtô hay không, muốn đưa nó đi về đâu? Tất cả các chính sách thuế, khuyến khích doanh nghiệp sẽ đi về đâu để tạo nên sự tự tin cho các nhà đầu tư.
PV: Liệu Ford có thể đuổi kịp các đối thủ như General Motors và Volkswagen tại thị trường Trung Quốc hay không? Và kế hoạch cụ thể của Ford là gì?
Ông Joe Hinrichs: Hai năm trước đây, Ford chỉ chiếm 2% thị phần tại Trung Quốc với 5 sản phẩm. Đến năm 2015, Ford sẽ đưa tới quốc gia đông dân nhất thế giới 15 sản phẩm. Bên cạnh đó, trong quý II/2014, thương hiệu Lincoln của Ford sẽ ra mắt thị trường này.
Trong những tháng vừa qua, chúng tôi đã nâng thị phần của Ford tại Trung Quốc lên 4% và chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu nhiều sản phẩm mới trong 3 năm tới. Với những sản phẩm này, chúng tôi hy vọng thị phần của Ford tại đây sẽ còn tăng hơn nữa trong tương lai. Chúng tôi đã mở một nhà máy mới năm nay và trong vòng 3 năm tới chúng tôi sẽ xây dựng thêm 3 nhà máy mới tại Trung Quốc. Điều này sẽ giúp chúng tôi tăng công suất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Khi so sánh với các hãng xe lớn khác tại Trung Quốc, thì điểm khác biệt lớn nhất là số lượng sản phẩm giới thiệu ra thị trường và Ford đã giải quyết được vấn đề đó trong ba năm tới. Trước đây, khi nói đến các sản phẩm của Ford tại Trung Quốc thì không nhiều người biết đến, tuy nhiên, với những mẫu xe mới, chúng tôi tự tin vào sự phát triển tại thị trường hấp dẫn nói trên, điển hình là sự thành công của mẫu Focus hoàn toàn mới với danh hiệu xe bán chạy nhất phân khúc trong hai tháng vừa qua.
PV: Theo ông, những thách thức trong việc toàn cầu hoá platform sản phẩm là gì?
Ông Joe Hinrichs: Điều quan trọng nhất khi phát triển một sản phẩm toàn cầu là đảm bảo tất cả những thị trường trọng điểm đánh giá cao nó, đảm bảo nó phù hợp với yêu cầu cốt yếu của người tiêu dùng tại thị trường đó.
Trong những năm gần đây, khi phát triển sản phẩm toàn cầu, chúng tôi nhận thấy nó dễ dàng hơn sản phẩm chuyên biệt bởi hầu hết người tiêu dùng trên khắp thế giới đều kỳ vọng vào sản phẩm hội tụ những tính năng như an toàn, tiết kiệm nhiên liệu, công nghệ cao và thiết kế bắt mắt…
Đối với Ford, thách thức lớn nhất chính là làm thế nào để đi đến đích nhanh nhất, mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất.
Autodaily nóng trong tuần (22/10 đến 28/10)
Những thông tin về chính sách, khuyến mãi từ các hãng… là những tin tức nóng hổi xuất hiện trên Autodaily tuần từ 22/10 đến 28/10/2012.
Nhiều mẫu xe máy xuất hiện; Thương hiệu Ford chiếm được cảm tình của khách hàng Việt; Thời khó, xe sang tiền tỷ vẫn về Việt Nam; Ca sỹ Bằng Kiều về Việt Nam đi xe gì?;
1. Nhiều mẫu xe máy xuất hiện
Thêm màu “độc”, Liberty S tiếp tục khiêu chiến Honda SH
Nhà sản xuất xe máy đến từ nước Ý – Piaggio vừa giới thiệu màu xe mới cho Liberty S 125cc i.e.
‘Chiến binh’ Benelli Trek 1130 Enduro sắp về Việt Nam
Mẫu xe đa địa hình Trek 1130 xuất hiện tại giải đua motoGP 2012 Malaysia sẽ được hãng xe Benelli phân phối tại Việt Nam.
Ducati giá tương đương Corolla Altis xuất hiện tại HN
‘Quái xế’ Ducati Diavel phiên bản Cromo vừa bất ngờ có mặt tại Hà Nội theo đơn đặt hàng với giá khoảng 728 triệu đồng.
Piaggio X10 đầu tiên về Việt Nam
Chiếc xe ga cỡ lớn của hãng xe Italy đã có mặt tại Hà Nội, thuộc phiên bản 125ie.
2. Thương hiệu Ford chiếm được cảm tình của khách hàng Việt
Ford được lòng khách hàng Việt nhất
Ngày 22/10/2012, J.D.Power châu Á – Thái Bình Dương chính thức công bố kết quả Nghiên cứu “Mức độ hài lòng của khách hàng khi mua xe tại Việt Nam” năm 2012. Theo đó, Ford giành vị trí quán quân với 856 điểm, vượt qua hai đối thủ đến từ Nhật Bản là Honda và Toyota.
3. Xe sang, tiền tỷ vẫn về Việt Nam
Thêm mẫu “xe sang, tiền tỷ” về Việt Nam
Ngày 25/10/2012, Porsche Việt Nam chính thức công bố giá dòng xe thể thao Boxster 2013 phiên bản tiêu chuẩn là 3.069.000.000 đồng, còn bản Boxster S 2013 cao cấp hơn có giá 3.900.600.000 đồng.
4. Thông tin chính sách và thuế
Bắt buộc dùng xăng pha cồn chạy ôtô, xe máy
Sau 2 năm tung ra thị trường, xăng sinh học E5, loại xăng thân thiện môi trường có nguồn gốc từ sắn sẽ bắt buộc phải sử dụng trên các phương tiện ô tô, xe máy ở Việt Nam từ năm 2014. Cồn sinh học dùng pha xăng là ethanol làm từ sắn.
Từ 1/1/2013 thu phí sử dụng đường bộ
Ngày 25-10, Bộ Tài chính cho biết từ ngày 1-1-2013 sẽ thu phí sử dụng đường bộ đối với ôtô và xe máy. Đây là loại phí được thu cho quỹ bảo trì đường bộ dùng để bảo trì, bảo dưỡng đường bộ.
5. Ca sỹ Bằng Kiều về Việt Nam đi xe gì?
Về Việt Nam, Bằng Kiều xách điếu cày, đi xe tiền tỷ
Về nước lần thứ 2 trong vòng hơn một tháng qua, nam ca sỹ có giọng hát lạ – Bằng Kiều đã gây được sự chú ý của dư luận. Thậm chí, người ta còn quan tâm đến cả việc chiếc xe hơi loại nào đã đón anh ở sân bay.
6. Tin hoạt động của các hãng xe tại Việt Nam
Mua xe Renault, trúng vé máy bay đi Paris
Từ ngày 22/10/2012 đến hết 31/12/2012, Công ty Auto Motors Việt Nam (AMV) phối hợp với hãng Airfrance ra mắt chương trình khuyến mại mới “Bonjour Paris- Xin chào Paris” với 02 vé máy bay đi Paris dành cho tất cả khách hàng mua xe Renault tại 02 showroom Renault Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Chương trình này áp dụng cho các dòng xe Koleos mới, Latitude và Megane RS.
Ông Jean Nehlil, TGĐ Total VN: “Còn nhiều cơ hội ở Việt Nam”
Total là một trong những thương hiệu Pháp thành công tại Việt Nam với cam kết thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển thị trường gas và dầu nhờn. Ông Jean Nehlil, Tổng Giám đốc Total Việt Nam đã có buổi trả lời phỏng vấn với Autodaily về chiến lược kinh doanh để giúp Total dẫn đầu về dầu nhờn tại Việt Nam.
Yamaha Jupiter – 10 năm một chặng đường
Yamaha Jupiter lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào năm 2001. Trải qua 10 năm phát triển, cái tên Jupiter đã trở nên quen thuộc đối với giới trẻ yêu thích dòng xe 2 bánh có kiểu dáng thể thao này.
Nhiều mẫu xe máy xuất hiện; Thương hiệu Ford chiếm được cảm tình của khách hàng Việt; Thời khó, xe sang tiền tỷ vẫn về Việt Nam; Ca sỹ Bằng Kiều về Việt Nam đi xe gì?;
1. Nhiều mẫu xe máy xuất hiện
Thêm màu “độc”, Liberty S tiếp tục khiêu chiến Honda SH
Nhà sản xuất xe máy đến từ nước Ý – Piaggio vừa giới thiệu màu xe mới cho Liberty S 125cc i.e.
‘Chiến binh’ Benelli Trek 1130 Enduro sắp về Việt Nam
Mẫu xe đa địa hình Trek 1130 xuất hiện tại giải đua motoGP 2012 Malaysia sẽ được hãng xe Benelli phân phối tại Việt Nam.
Ducati giá tương đương Corolla Altis xuất hiện tại HN
‘Quái xế’ Ducati Diavel phiên bản Cromo vừa bất ngờ có mặt tại Hà Nội theo đơn đặt hàng với giá khoảng 728 triệu đồng.
Piaggio X10 đầu tiên về Việt Nam
Chiếc xe ga cỡ lớn của hãng xe Italy đã có mặt tại Hà Nội, thuộc phiên bản 125ie.
2. Thương hiệu Ford chiếm được cảm tình của khách hàng Việt
Ford được lòng khách hàng Việt nhất
Ngày 22/10/2012, J.D.Power châu Á – Thái Bình Dương chính thức công bố kết quả Nghiên cứu “Mức độ hài lòng của khách hàng khi mua xe tại Việt Nam” năm 2012. Theo đó, Ford giành vị trí quán quân với 856 điểm, vượt qua hai đối thủ đến từ Nhật Bản là Honda và Toyota.
3. Xe sang, tiền tỷ vẫn về Việt Nam
Thêm mẫu “xe sang, tiền tỷ” về Việt Nam
Ngày 25/10/2012, Porsche Việt Nam chính thức công bố giá dòng xe thể thao Boxster 2013 phiên bản tiêu chuẩn là 3.069.000.000 đồng, còn bản Boxster S 2013 cao cấp hơn có giá 3.900.600.000 đồng.
4. Thông tin chính sách và thuế
Bắt buộc dùng xăng pha cồn chạy ôtô, xe máy
Sau 2 năm tung ra thị trường, xăng sinh học E5, loại xăng thân thiện môi trường có nguồn gốc từ sắn sẽ bắt buộc phải sử dụng trên các phương tiện ô tô, xe máy ở Việt Nam từ năm 2014. Cồn sinh học dùng pha xăng là ethanol làm từ sắn.
Từ 1/1/2013 thu phí sử dụng đường bộ
Ngày 25-10, Bộ Tài chính cho biết từ ngày 1-1-2013 sẽ thu phí sử dụng đường bộ đối với ôtô và xe máy. Đây là loại phí được thu cho quỹ bảo trì đường bộ dùng để bảo trì, bảo dưỡng đường bộ.
5. Ca sỹ Bằng Kiều về Việt Nam đi xe gì?
Về Việt Nam, Bằng Kiều xách điếu cày, đi xe tiền tỷ
Về nước lần thứ 2 trong vòng hơn một tháng qua, nam ca sỹ có giọng hát lạ – Bằng Kiều đã gây được sự chú ý của dư luận. Thậm chí, người ta còn quan tâm đến cả việc chiếc xe hơi loại nào đã đón anh ở sân bay.
6. Tin hoạt động của các hãng xe tại Việt Nam
Mua xe Renault, trúng vé máy bay đi Paris
Từ ngày 22/10/2012 đến hết 31/12/2012, Công ty Auto Motors Việt Nam (AMV) phối hợp với hãng Airfrance ra mắt chương trình khuyến mại mới “Bonjour Paris- Xin chào Paris” với 02 vé máy bay đi Paris dành cho tất cả khách hàng mua xe Renault tại 02 showroom Renault Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Chương trình này áp dụng cho các dòng xe Koleos mới, Latitude và Megane RS.
Ông Jean Nehlil, TGĐ Total VN: “Còn nhiều cơ hội ở Việt Nam”
Total là một trong những thương hiệu Pháp thành công tại Việt Nam với cam kết thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển thị trường gas và dầu nhờn. Ông Jean Nehlil, Tổng Giám đốc Total Việt Nam đã có buổi trả lời phỏng vấn với Autodaily về chiến lược kinh doanh để giúp Total dẫn đầu về dầu nhờn tại Việt Nam.
Yamaha Jupiter – 10 năm một chặng đường
Yamaha Jupiter lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào năm 2001. Trải qua 10 năm phát triển, cái tên Jupiter đã trở nên quen thuộc đối với giới trẻ yêu thích dòng xe 2 bánh có kiểu dáng thể thao này.
'Thời trang' Honda Click 125i ở tại Việt Nam
Khoang đựng hành lý bên dưới yên xe dung tích 18 lít, đủ chứa hai nón bảo hiểm dạng nửa đầu, đèn pha tự động bật AHO (Automatic Headlight On) và phanh kết hợp CBS liên kết phanh trên cả hai bánh. Màu sắc trẻ trung gồm các gam trắng-đỏ, với niềng (vành) đúc.
Mẫu xe tay ga sử dụng động cơ eSP mới của Honda, dung tích xi-lanh 125 phân khối được một người chơi xe sưu tầm.
Click 125i thiết kế ngoại hình góc cạnh, cụm đèn pha "mắt cú" lớn. Sản xuất tại Thái Lan dựa trên mẫu xe Click-i 110 và đây là mẫu đầu tiên sử dụng động cơ mã eSP mới dành cho xe tay ga, với dung tích xi-lanh 125 phân khối.
Khối động cơ 125 phân khối cho công suất 10,85 mã lực tại vòng tua máy 8.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại là 9,81 Nm tại 5.000 vòng/phút. Ngoài công nghệ phun xăng điện tử PGM-FI của Honda, Click 125i còn trang bị công nghệ eSP nhằm cải thiện khả năng phản ứng của động cơ, mức độ tiêu thụ nhiên liệu khoảng 1,9 lít/100km theo công bố của nhà sản xuất.
Click xuất hiện lần đầu trên thị trường vào năm 2006 tại Thái Lan với phiên bản xe tay ga thể thao dung tích xi-lanh 110 phân khối. Thế hệ Click thứ hai trang bị hệ thống phun xăng điện tử PGM-FI trình làng vào năm 2008.
Mẫu xe tay ga sử dụng động cơ eSP mới của Honda, dung tích xi-lanh 125 phân khối được một người chơi xe sưu tầm.
Click 125i thiết kế ngoại hình góc cạnh, cụm đèn pha "mắt cú" lớn. Sản xuất tại Thái Lan dựa trên mẫu xe Click-i 110 và đây là mẫu đầu tiên sử dụng động cơ mã eSP mới dành cho xe tay ga, với dung tích xi-lanh 125 phân khối.
Khối động cơ 125 phân khối cho công suất 10,85 mã lực tại vòng tua máy 8.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại là 9,81 Nm tại 5.000 vòng/phút. Ngoài công nghệ phun xăng điện tử PGM-FI của Honda, Click 125i còn trang bị công nghệ eSP nhằm cải thiện khả năng phản ứng của động cơ, mức độ tiêu thụ nhiên liệu khoảng 1,9 lít/100km theo công bố của nhà sản xuất.
Click xuất hiện lần đầu trên thị trường vào năm 2006 tại Thái Lan với phiên bản xe tay ga thể thao dung tích xi-lanh 110 phân khối. Thế hệ Click thứ hai trang bị hệ thống phun xăng điện tử PGM-FI trình làng vào năm 2008.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)